Chủ Nhật, 23 tháng 11, 2014

Các câu hỏi thường gặp về dây đàn

Các câu hỏi thường gặp về dây đàn
Bài dịch này mình làm vì mục đích mang lại 1 số kiến thức về dây cho người mới chơi, và thậm chí là người chơi đàn đã lâu năm.

Các câu hỏi thường gặp về dây đàn
Các câu hỏi thường gặp về dây đàn
Do khả năng ngoại ngữ nên có thể 1 số chỗ mình dịch chưa chuẩn xác lắm, rất mong mọi người góp ý đồng thời mình trong quá trình dịch mình đã đưa 1 số kiến thức và kinh nghiệm của bản thân của mình vào.
Enjoy and have fun

Khi nào nên thay dây đàn
Trả lời:
Thời điểm bạn thay dây đàn phụ thuộc vào thời lượng chơi đàn, phong cách chơi đàn, bạn chăm sóc dây đàn ra sao(lau dây sau khi chơi, có dùng các dung dịch hỗ trợ tuổi thọ dây đàn ko).
Câu trả lời ngắn gọn nhất là: bạn nên thay dây sau 15-30 giờ chơi đàn (hơi khó khăn với điều kiện kinh tế Việt Nam nhỉ :”>)
Lý do: Khi chơi đàn, dây đàn sẽ bị dính bụi bẩn, mồ hôi từ tay người chơi. Điều này ảnh đến các vấn đề :
- Độ rung của dây đàn(quyết định độ ngân, độ vang, độ… thẩm mĩ của tiếng đàn)
- Các vấn đề liên quan đến tuning (dây mau bị phô trong quá trình chơi)
Bụi bẩn và mồ hôi thấm qua các vòng cuốn của dây đàn(trên bè mặt dây) và ngấm sâu vào trong lõi dây, gây ra sự ăn mòn. Chơi đàn trong tình trạng tay bẩn hoặc nhiều mồ hôi, là cách “tốt và hiệu quả nhất” để …. giảm tuổi thọ dây đàn của bạn
Do đó hãy lau dây đàn cẩn thận sau mỗi lần chơi đàn, cả mặt trên và mặt dưới để tăng tuổi thọ dây đàn của bạn.(đặc biệt với dây kim loại).
Thay dây nylon vào đàn dây sắt – điều không thể!
Lướt qua 1 vài topic trên forum, nhiều bạn băn khoăn khi mua đàn acoustic dây sắt về chơi bị đau tay, muốn thay dây nylon vào có được không.
Câu trả lời rất ngắn gọn là không
Lý do:
- Nut(lược đàn): là cái chỗ ở đầu cần (giải thích tác dụng của nó hơi lười) hay có thể gọi là phím 0 (nhiều cái trong tiếng việt mình ko biết nói như nào) Do bán kính của dây nylon và dây kim loại khác nhau, nên lắp vào là hoàn toàn…. không khớp. Hiện tượng liên quan và xảy ra là tiếng đàn bị rè, ko kêu đúng nốt(tập lâu trong tình trạng này chắc hỏng tai  tật nguyền guitar)
- Saddle (ngựa đàn): ngựa đàn của đàn dây sắt và đàn nylon có cấu tạo hoàn toàn khác nhau. Đàn acoustic (theo đúng tiêu chuẩn) có 1 bộ phận là Bridge pin (tạm dịch là ghim ngựa – mấy cục tròn tròn để giữ dây đàn). Dây kim loại qui chuẩn được làm 1 đầu tròn, bộ phận này có tác dụng ghim dây đàn lại. Cấu tạo của dây nylon qui chuẩn là gá và buộc vào ngựa đàn, chứ ko dung đến bộ phận ghim, cho nên ko thể mắc dây nylon vào 1 cây acoustic steel.
- Bộ phận tune đàn(khoá): cấu tạo khác nhau. Khoá đàn cho dây sắt thường là bé, do dây kim loại có khả năng căng rất cao, nên số vòng cuốn dây không cần nhiều. Ngược lại dây nylon độ căng ko cao như dây kim loại, nên khoá thường to và quấn được nhiều vòng dây
Tóm lại: sau những gì trình bày khá dài dòng(và có thể nhiều bạn coi là hơi thừa, nhưng mình thấy nó khá quan trọng đối với người mới tiếp xúc với guitar) để gắn dây nylon vào đàn, bạn cần mua 1 cây đàn… tiêu chuẩn để lắp dây nylon
Lắp dây kim loại vào đàn nylon – đừng dại dột
Ngược lại với vấn đề ở câu hỏi trên, nhiều bạn chơi đàn nylon lại có thắc mắc là “dây sắt tiếng hay hơn dây nylon, hay mình lắp dây sắt vào đàn nylon nhỉ???”
Trả lời ngắn gọn: đừng dại dột trừ khi bạn muốn sớm đưa cây đàn của mình đến… xưởng gia công đồ gỗ, hoặc … làm củi cho lò sưởi.
Đàn để lắp dây nylon được thiết kế hoàn toàn khác so với đàn lắp dây sắt. Có được âm thanh hoàn hảo nhất từ 1 cây đàn guitar là cả 1 quá trình nghiên cứu hang trăm năm về sự cân bằng giữa lực căng và sự mềm dẻo (cái này đã được rất nhiều nhà vật lý nghiên cứu, mình ko dám mạnh mồm nói nhiều :”>)
Dây nylon có lực căng ít hơn dây sắt, vì thế mặt đàn dây nylon được làm mỏng + các bộ phận như Nut(lược đàn) và ngựa đàn được làm bằng chất liệu mềm hơn đàn dây sắt rất nhiều, do yêu cầu tạo ra âm thanh sáng, độ ngân lâu, độ vang, âm lượng của đàn dây nylon.
Lắp dây sắt lên đàn nylon là 1 cách “phá đàn” rất “hiệu quả”. Do có lực căng lớn, sau 1 thời gian lắp dây sắt lên, cần đàn của bạn sẽ… cong veo, ngựa đàn và lược đàn sẽ mòn 1 cách …tuyệt đối.
Ngoài ra, ở đàn acoustic dây sắt, có 1 bộ phận gọi là truss rod(cái này khá nhiều bạn ko để ý). Đó là 1 thanh kim loại được ăn sâu bên trong cần đàn, có tác dụng gia tăng khả năng chịu lực cho cần đàn, đồng thời điều chỉnh độ cong thẳng của cần đàn theo ý thích(bằng cách vặn bằng vít lục lăng). Bộ phận này hoàn toàn không có ở đàn dây Nylon.(đàn lắp dây sắt chất lượng kém cũng ko có bộ phận này)
Tóm lại: mỗi cây đàn sinh ra đều để làm nhiệm vụ của riêng nó, đàn dây kim loại để chơi dây kim loại, đàn dây nylon để chơi dây nylon. Đừng ai dại dột thử thách những điều không nên (thậm chí không thể) mà oan gia rơi lệ vì hỏng đàn :”>
Kích cỡ dây đàn ảnh hưởng như nào tới tiếng đàn?
Đây là câu hỏi mà mình gặp rất nhiều trong quá trình… bán hàng
Trả lời: kích cỡ dây càng lớn thì càng căng. Dây đàn căng thì volume của tiếng đàn lớn hơn, và độ tập trung của tiếng đàn sẽ tốt hơn . Và tất nhiên là chơi đàn sẽ… tốn sức hơn. Ngoài ra, dây đàn căng thì độ rung khi gảy đàn của dây sẽ tập trung hơn(dây dao động với 1 vòng cung nhỏ hơn dây mềm) –> tiếng đàn đỡ bị buzz(tiếng rè khi dao động của dân đàn chạm vào phím hoặc mặt cần trong quá trình dây dao động). Dây đàn bé thì sẽ có những hiệu quả ngược lại.
Tóm lại là: dây to thì khó chơi, dây bé thì dễ buzz.
Chất liệu dây đàn và tiếng đàn.
Có rất nhiều loại đàn: nylon, acoustic, electric. Mỗi loại đàn này cũng có rất nhiều loại dây và hãng làm dây. Mỗi loại dây khác nhau thì thường có hiệu quả âm thanh khác nhau, tuy nhiên vẫn có 1 số điều cơ bản.
Acoustic Strings
- Dây bọc đồng (Bronze wound): là loại dây acoustic phổ biến. Cho ra chất âm sáng nhất(khi còn mới). Ở nước ngoài thường dùng cho việc thu âm. Lý do: bề mặt của loại dây này bị mất rất nhanh sau vài giờ chơi. Tuy không đến nỗi phải thay dây, nhưng sẽ cho ra tiếng đàn tối hơn so với lúc mới thay.
- Dây bọc đồng phot pho(Phosphor Bronze Wound): là hợp kim của đồng và phốt pho. Loại dây này có tiếng ấm chứ ko sáng như dây Bronze. Đồng thời chất âm của nó cũng kéo dài lâu hơn.
- Dây thép bọc Silk(Silk & Steel): hay còn gọi là dây nylon. Các dây treble được làm từ nylon. Các dây bass có lõi là các sợi nylon gần giống “lụa”, được bọc ngoài bằng đồng mạ bạc(hoặc nhiều chất liệu khác). Không căng như dây kim loại, mà khá mềm, classical tone
Electric Strings:
- Dây mạ Niken(Nickel Plated): là loại dây được bọc bởi thép mạ nickel quanh lõi thép. Thép có nhiều từ tính, ảnh hưởng trực tiếp đến volume của tiếng đàn điện, còn nickel giúp thép đỡ bị ăn mòn. Đây là dây Electric phổ biến nhất.
- Dây Niken nguyên chất(Pure Nickel): Là loại dây bọc nickel quanh lõi thép. Nhiều Nickel khiến cho tone đàn mềm hơn, tuy nhiên ít thép thì từ tính ít hơn nên output khi chơi sẽ không cao. Loại dây có tone rất Vintage
- Dây thép không rỉ (Stainless Steel): cho ra tiếng đàn sáng nhất và output cao nhất trong các loại dây đàn electric. Bề mặt dây không mịn như dây mạ nickel. Vì thế nên tuy tiếng đàn rất khoẻ nhưng loại dây này lại gây mòn phím rất nhanh.
Thêm 1 phần về lõi dây đàn(Core)
- Lõi Tròn(Round Core): (ví dụ: DR Tite Fit) kiểu lõi dây phổ biến, cho ra chất dày chắc, gain có xu hướng mềm, hợp với các thể loại: Hard Rock, Blues, Heavy metal, Jazz…
- Lõi lục lăng (Hexagonal Core – Hex core): (ví dụ: DR Hi Beam) là loại lõi dây sinh ra trong sự phát triển của công nghệ dây đàn hiện đại, dây hex core có tension (độ căng) lớn hơn một chút so với round core, tạo ra chất âm sáng hơn, đầy hơn, lõi lục lăng giúp PU bắt dao động của dây đàn tốt hơn, tạo nhiều treble hơn, tiếng gain nhạy và mạnh mẽ hơn so với dòng round core cổ điển. Hợp với cách chơi cần nhiều treble, các guitarist thiên về technique, các metal heads thiên về tiếng gain
Vì sao dây đàn cổ điển lại là 3 dây kim loại và 3 dây nylon
Câu trả lời ở phần chất liệu dây đàn ở phía trên những dây kim loại của 1 bộ dây đàn nylon bản chất chính là các sợi nylon được bọc ngoài bởi 1 lớp kim loại mỏng. Việc thay dây sắt cho những dây này là hoàn toàn không nên, vì độ căng của dây nylon hoàn toàn khác Rất hại đàn nếu hiểu sai vấn đề này(như đã nói ở câu trên nữa).

Nguồn: St from Internet

Thứ Năm, 16 tháng 10, 2014

Cách đệm đàn cho một bài hát

Chào bạn, ngoài cách bấm hợp âm Ukulele ra hôm nay mình sẽ chia sẻ với bạn kinh nghiệm về cách lấy cung và đệm đàn cho một bài hát. Thật ra thì cái này cũng gọi là kinh nghiệm sau vài năm chơi đàn guitar giá rẻ thôi, mình muốn chia sẻ để các bạn có thể tham khảo và tự rút kinh nghiệm cho bản thân.
Bản thân của mình cũng không phải là dân từ trường lớp ra, và trong quá trình học đàn cũng không phải là suông sẻ nên có thể kiến thức chính quy thì hơi bị khiếm khuyết, nếu có gì thiếu sót hay không đúng thì bạn thông cảm hen.

Cách đệm đàn cho một bài hát
Cách đệm đàn cho một bài hát
Để có thể đệm đàn cho một người hát, trừ trường hợp bạn đã biết bài hát đó thì không nói làm gì. Nhưng vấn đề đệm cho một người hát cũng liên quan đến kinh nghiệm. Tùy theo mỗi dòng nhạc, mỗi phong cách và cảm hứng thì có thể có cách đệm khác nhau. Ví dụ như các loại nhạc nhẹ thì mình có thể đêm khác, nhạc sôi động thì đệm khác. Nếu đệm Piano thì mình nghĩ thích hợp hơn cho các bài nhạc nhẹ. Còn những bài hát sôi động thì nên có thêm trống vô để tăng cảm hứng và cũng đỡ mệt cho người đàn.
Trường hợp nếu bạn chưa nghe bài đó bao giờ, hoặc chỉ biết sơ sơ thì mình nghĩ bạn nên yêu cầu người đó hát cho bạn nghe một khúc đầu hoặc cuối của bài hát đó, sau đó bạn cố gắng bắt tone theo giọng đó. Các giọng phổ biến nhất là Con trai hát thì thường ở những tone: Em, Dm, C. Con gái thì Am, Gm, Bm. Mình nói ra cái này không phải lúc nào cũng nhất nhất là như vậy, có những bài Nhạc sĩ sáng tác cho song ca thì thường mình sẽ chơi theo tone của nữ. Và cứ trong 3 hợp âm đó ( của mỗi giọng ) thì mình sẽ mau chóng " dò " ra tone chính của bài hát đó. Còn để biết được các hợp âm đi theo thì mình cũng đã giới thiệu ở bài: cách xác định hợp âm của bài hát rồi, các bạn có thể tham khảo lại. Tuy nhiên, các bạn cũng cần phải nghe nhiều hơn để có thể dễ dàng bắt được tone của bài, tại vì có một số những người hát ở những tone khó chơi và cũng khó đoán như: C#m, B, Eb...thì nếu có kinh nghiệm thì các bạn có thể chơi được, nhưng nếu không quen thì mình sẽ phải chọn cách: Điều chỉnh hạ / tăng cung có sẵn trên cây đàn < organ>.

Sau khi nghe và có thể xác định được tone của bài đó rồi thì phần tiếp theo đó là Intro. Nếu một bài bạn không biết thì chắc chắn Intro của bài đó bạn phải tự " chế " rồi..^^..nhưng bạn chế theo cách của bạn nhưng vẫn phải tôn trọng các quy tắc 1-4-5 để cho người hát dễ dàng vô được. Nếu nhạc nhẹ và chơi piano thì càng phải làm cho tốt phần này. Còn nếu bạn chơi organ thì dễ hơn vì có đệm trống và " báo" cho người hát dễ vô.

Sau khi có thể làm được các phần ở trên ( lấy tone, intro ) thì phần cuối cùng đó là đệm đàn trong lúc hát. Bạn không nên đánh nhiều và to quá (trừ trường hợp đàn có cắm qua dàn âm thanh) để tránh lấn át tiếng người hát và bị " chõi" ra những chỗ sai. Quan trọng là phải đánh đúng hợp âm để người hát và người đàn không bị lệch nhau.

Đó là những kinh nghiệm mà mình có thể rút ra, các bạn có thể tham khảo và cho mình ý kiến nha.

-Son Hoang-

Thứ Bảy, 27 tháng 9, 2014

Vị trí note trên cần đàn guitar

Note trên cần đàn guitar giá rẻ được phân bố như hình sau:

Kí hiệu được xếp theo thứ tự:
C: Đô
D: Rê
E: Mi
F: Fa
G: Sol
A: La
B: Si
 

Các cặp note Mi-Fa, Si-Đô cách nhau 1/2 cung nên luôn nằm gần nhau. Các note còn lại sẽ cách nhau 1 ngăn

Các trở ngại thường gặp khi học đàn guitar

Các trở ngại thường gặp khi học đàn guitar - Nguyên nhân và cách khắc phục:

1/ Đau tay: Bấm chưa đúng cách, dây quá căng: Hạ dây, đặt ngón giữa ô đàn.

2/ Chuyển hợp âm không kịp: Thả lỏng tay, bấm nhẹ, lặp lại di chuyển chậm

3/ Không đệm hát được: Nên tập các điệu có thao tác đơn giản trước

4/ Không tự mình vừa đàn vừa hát: Chọn thao tác đơn giản

5/ Nản chí: Tập các bài đơn giản trước để dễ dàng đàn hát tạo hưng phấn.